Cô bé người Ba Na kể chuyện về tấm gương đạo  đức Bác Hồ

Tại Hội thi chung kết "Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" tỉnh Kon Tum tháng 5-2008, có một thí sinh nhỏ tuổi nhất, 14 tuổi, là người dân tộc thiểu số đem đến Hội thi câu chuyện "Những năm tháng ở tù của Bác" làm khán giả cảm phục về sự hiểu biết và tình cảm của em đối với Bác Hồ.

Em tên Bùi Y Lan, dân tộc Ba Na, học sinh lớp 8 Trường THCS Chư Hreng, thị xã Kon Tum (trong ảnh).

Em Bùi Y Lan tâm sự: Trong thời gian này, mẹ em bị ốm nặng phải vào thành phố Hồ Chí Minh chữa bệnh, ở nhà chỉ còn hai anh em, khó khăn rất nhiều. Nhưng với suy nghĩ, ngày mai đứng trước mọi người kể về tấm gương đạo đức của Bác đã thôi thúc em vượt qua khó khăn của gia đình, sắp xếp chuyện học ở trường và chuyện gia đình để dành ít thời gian lo cho việc chuẩn bị dự thi.

Có rất nhiều câu chuyện hay và kính phục về Bác, nhưng em chọn kể câu chuyện "Những năm tháng ở tù của Bác", vì em rất kính phục sự kiên cường, bất khuất, tinh thần lạc quan, sự hy sinh to lớn của Bác đối với đất nước, với dân tộc Việt Nam ngay cả khi bị gông xiềng. Qua câu chuyện này, em học tập nhiều đức tính quý báu của Bác và cũng muốn chuyển tải những đức tính quý báu này của Bác đến với mọi người để học tập và làm theo.

Giải thưởng lớn nhất đối với em là ước mơ kể chuyện về Bác đã thành hiện thực. Ở phần liên hệ với bản thân, Lan hứa phấn đấu vượt mọi khó khăn của gia đình để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

NHÂN TÂM (Kon Tum)

Tin liên quan

Công đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam làm theo lời Bác

Công đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam làm theo lời Bác

Sinh thời, Bác Hồ đã sớm nhận thấy vị thế của ngành than là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, tạo bước đà cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước vững mạnh, giàu đẹp. Chính vì thế, Người đã luôn chú ý và dành nhiều sự quan tâm cho vùng mỏ nói chung, ngành than nói riêng.
Noi gương Bác bằng những việc làm cụ thể

Noi gương Bác bằng những việc làm cụ thể

Ở Cà Mau, việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị tuy mỗi nơi có cách làm khác nhau, nhưng những việc làm tốt, những cách làm cụ thể, thiết thực đã cổ vũ và động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân hăng hái hơn trong thi đua, lao động sản xuất, chung tay vì sự phát triển và đi lên của địa phương.
“Điểm tựa” của buôn làng

“Điểm tựa” của buôn làng

Không chỉ sản xuất giỏi, già làng Srôi ở làng Đắk Trôk, xã Đắk Yă, huyện Mang Yang (Gia Lai) còn là “điểm tựa” tinh thần vững chắc của đồng bào dân tộc Ba Na tại địa phương. Tận tâm, nhiệt huyết với công việc, ông Srôi luôn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, kiên trì vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giữ gìn văn hóa truyền thống và sự bình yên cho buôn, làng.